Thực hiện Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013;
Nghị định số: 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012 của Chính phủ về việc “Ban hành Điều lệ Sáng kiến” và Thông tư số: 18/2013/TT-BKHCN ngày 01/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ “Hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến”;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng 2013; Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013” và các văn bản khác có liên quan;
Giám đốc Trung tâm yêu cầu toàn thể CBVC-LĐ, HLV khi thực hiện sáng kiến, giải pháp công tác tại đơn vị cần tuân thủ một số nội dung sau:
1. Đối tượng, mục đích và yêu cầu:
a/ Đối tượng: Toàn thể CBVC-LĐ, HLV đang công tác tại Trung tâm.
b/ Mục đích: Phát huy sáng kiến, sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng KH&CN nhằm nâng cao chất lượng công tác, nâng cao thành tích thể thao.
c/ Yêu cầu: Mọi CBVC-LĐ, HLV cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự giác, tích cực thực hiện sáng kiến đúng hướng dẫn quy định. Đối với cá nhân đăng ký danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở” bắt buộc phải có sáng kiến để xét duyệt và bình xét thi đua cuối năm.
2. Viết báo cáo sáng kiến: Theo Mẫu gửi kèm, (tư vấn, giúp đỡ gặp trực tiếp đ/c Nguyễn Tuấn Anh - P.KH&YHTT, số điện thoại 0969.27.22.33).
3. Thời gian tiếp nhận và xét duyệt:
- Thời gian hoàn thành và nộp báo cáo sáng kiến: Trước 15 tháng 10 hàng năm.
- Địa chỉ tiếp nhận: Nộp 01 bản gốc về Phòng KH&YHTT, bản đánh máy gửi theo hộp thư: tuananhkhtt@gmail.com
- Thời gian Họp xét: Dự kiến trước 15 tháng 11 hàng năm.
4. Quyền lợi đối với sáng kiến được công nhận:
- Được ưu tiên xét thi đua khen thưởng hằng năm;
- Được lựa chọn đăng bài, báo cáo và được hưởng thù lao theo quy định.
5. Điều kiện xét công nhận sáng kiến: Là những giải pháp có tính mới và khả năng mang lại lợi ích thiết thực qua áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu.
a/Tính mới của giải pháp được thể hiện:
- Không trùng với giải pháp đã thực hiện và áp dụng;
- Không sao chép hoặc áp dụng nguyên bản các giá trị, kết quả nghiên cứu đã được công khai trong văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật…(đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được);
b/Khả năng mang lại lợi ích thiết thực của giải pháp được thể hiện:
- Có khả năng áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn tại đơn vị;
- Có căn cứ chặt chẽ (số liệu, lập luận khoa học hoặc hình ảnh…) chứng minh được hiệu quả tích cực nhằm nâng cao thành tích thể thao, nâng cao chất lượng công tác quản lý, huấn luyện và phục vụ các đội tuyển thể thao quốc gia tại Trung tâm.
6. Các loại giải pháp sáng kiến:
a/ Giải pháp quản lý: Là cách thức tổ chức, điều hành, kiểm tra, giám sát công việc (quản lý phòng, quản lý giáo dục VĐV, quản lý và khai thác sử dụng CSVC…);
b/ Giải pháp kỹ thuật: Là cách thức, phương tiện để giải quyết một nhiệm vụ cụ thể tạo ra các dạng sản phẩm sau:
- Sản phẩm dưới dạng vật thể: Dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện …;
- Sản phẩm ở dạng chất: Vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…;
- Sản phẩm dưới dạng quy trình: Quy trình công nghệ (tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo VĐV), quy trình kiểm tra, dự báo; quy trình chẩn đoán, chữa bệnh v.v…
c/ Giải pháp tác nghiệp: Là cách thức, phương pháp thực hiện các thao tác kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ như: Thủ tục hành chính, văn thư; phương pháp thẩm định, tư vấn, đánh giá; phương pháp tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng; phương pháp tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo VĐV …
d/ Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Là phương pháp, cách thức hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp đã biết vào thực tiễn công việc.
7. Sáng kiến, giải pháp không được công nhận: Nếu vi phạm một trong các nội dung sau:
a) Không đảm bảo tính mới và khả năng mang lại lợi ích thiết thực;
b) Người nộp báo cáo sáng kiến, giải pháp không phải là tác giả;
c) Báo cáo sáng kiến, giải pháp không ghi đầy đủ thông tin và không đúng mẫu quy định;
d) Giải pháp mà việc công bố, áp dụng trái với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội;
đ) Giải pháp là đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm xét công nhận sáng kiến.
Trên đây là những yêu cầu cụ thể khi thực hiện sáng kiến, giải pháp công tác tại đơn vị.
Lãnh đạo các phòng chức năng có trách nhiệm phổ biến, quán triệt đến tất cả CBVC-LĐ, HLV thuộc phòng nghiêm túc triển khai thực hiện./.
GIÁM ĐỐC
Nơi nhận: (Đã ký)
- Ban giám đốc;
- Chủ tịch Công đoàn, Bí thư ĐTN; Lê Hồng Sơn
- Các phòng chức năng;
- Lưu VT, KH&YHTT, Web.
-------------------------------------------------------------------------
MẪU BÁO CÁO SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP
(Kèm theo Thông báo sô: …………./TB-HLQGĐN ngày………….tháng 02 năm 2015)
TỔNG CỤC THỂ DỤC THỂ THAO TRUNG TÂM HLTT QUỐC GIA ĐÀ NẴNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Phòng: ........................................................... | Đà Nẵng, ngày tháng năm 200..... |
BÁO CÁO SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP CÔNG TÁC
Đề nghị hình thức khen thưởng (nếu có): ………………………………………..
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH:
1. Họ và tên:
2. Ngày, tháng, năm sinh:
3. Đơn vị công tác:
4. Chức vụ, nhiệm vụ được giao:
II. NỘI DUNG:
1. Tên sáng kiến, giải pháp:
2. Mô tả sáng kiến, giải pháp:
3. Tính mới:
4. Lợi ích thiết thực của sáng kiến, giải pháp:
5. Khả năng áp dụng và điều kiện cần thiết để áp dụng:
Xác nhận của Lãnh đạo phòng. Người viết báo cáo
GIÁM ĐỐC
Chủ tịch Hội đồng Sáng kiến cơ sở
Hướng dẫn:
- Mô tả sáng kiến cần ngắn gọn, đầy đủ và rõ ràng nội dung, bản chất của sáng kiến, giải pháp. Nếu là giải pháp mang tính cải tiến thì cần nêu rõ tình trạng của giải pháp cũ và những nội dung cải tiến, sáng tạo. Có thể minh họa bằng bảng biểu, bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp…v.v.
- Tính mới của giải pháp thể hiện như thế nào? (xem mục 5 của Thông báo)
- Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Nêu rõ hiệu quả cụ thể, lợi ích thu được khi áp dụng thử (áp dụng lần đầu) so với khi chưa áp dụng sáng kiến.
- Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Nêu rõ sáng kiến có khả năng áp dụng phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn công việc và đối tượng áp dụng.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Ghi rõ các điều kiện cần thiết để đảm bảo việc thực hiện chuyển giao áp dụng sáng kiến.